Vì sao mọi bàn thờ Công Giáo đều cần đặt tượng Chúa Chịu Nạn (Chúa Chuộc Tội)?

Rất nhiều người Công Giáo thắc mắc việc đặt tượng Chúa Chịu Nạn trên bàn thờ Công Giáo là bắt buộc hay cần tuân theo một tiêu chuẩn nào đó? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.

Người Công Giáo đặt Thánh Giá trên bàn thờ Công Giáo từ bao giờ?

Việc thờ phụng tượng Chúa Chịu Nạn đã có từ thế kỷ thứ V. Các tín hữu Công Giáo có nhiều điểm chung với các Kitô Hữu thuộc các hệ phái khác nhau. Trong đó có việc thờ phụng tượng Chúa Chịu Nạn. Người Công Giáo vốn nổi tiếng với việc đặt tượng Thánh Giá trong Nhà thờ, gia đình, nơi làm việc. Trong khi đó, tín hữu Tin Lành lại thường đặt cây Thánh Giá trơn không có Chúa Giêsu trên đó. Vì sao lại có sự khác biệt này?

Ngay từ ban đầu, Thánh Giá luôn được coi là dấu hiệu của Chiến Thắng tội lỗi và cái chết. Chính nhờ việc Chúa Giêsu hiến tế trên đồi Canvê mà cửa nước trời rộng mở và tội lỗi bị đẩy lùi. Người Lã Mã xem thánh giá là dấu hiệu của phản bội và chết chóc, nhưng từ thuở sơ khai người Công Giáo của chúng ta đã coi đó là dấu chứng nhận tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa dành cho con người.

Từ thế kỷ II, các tín hữu đã bắt đầu đặt câu Thánh Giá đơn giản tại nơi thờ phụng hoặc tư gia. Để tránh tai mắt của những người cấm đạo, họ đã ngụy trang Thánh Giá bằng chữ thập chéo, số 10 La Mã. Mẫu Thánh Giá này được gọi là Thánh Giá của Thánh Anrê với dạng chữ X.  Ban đầu các Kitô Hữu dùng ký tự tau (T) Hy Lạp để chỉ việc hiến tế của Chúa Giêsu.

Tượng Chúa Chịu Nạn 70cm (Thánh Giá 1m2)
Tượng Chúa Chịu Nạn 70cm (Thánh Giá 1m2)

Đến thế kỷ V và VI, cây Thánh Giá đã có chúa Kitô trên đó. Cảnh Chúa chịu đóng đanh dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên những mô tả ở giai đoạn này có chút khác biệt so với những gì chúng ta thấy ở hiện tại. Thay vào đó là hình ảnh Ngài mặc chiếc áo suông dài không tay phủ xuống đến đầu gối. Đầu Ngài đội vương miện, ngước lên với vầng hào quang xung quanh. Đây rõ ràng không phải một Chúa Giesu chịu khổ hình. Mà là Chúa Giêsu khải hoàn trên cây Thập tự.

Đến thế kỷ thứ XII, tượng Chúa Giêsu trên cây Thánh Giá được thay đổi một lần nữa. Lúc này chỉ có một cây đinh ở chân thay vì hai cây như phong cách cũ. Và vì thế nên chân Chúa được bắt chéo lại. Việc này cũng đảm bảo thẩm mỹ, giúp tư thế của Chúa gây ấn tượng và sốt sắng tâm tình hơn. Chúa Giêsu được khắc họa với sự nhục nhã trong cuộc Thương Khó của Người. Nỗi thống khổ trong cơn hấp hối cũng được khắc họa một cách rõ nét.

Kể từ đó, tượng Chúa Chịu Nạn gồm Thánh Giá và Chúa Giêsu trên đó. Trong phụng vụ, Giáo hội quy định cần có tượng Chúa Chịu Nạn ở trên hoặc gần bàn thờ. Trên trang sức hoặc các nghệ thuật Công Giáo khác vẫn có thể sử dụng cây thánh giá phẳng.

Việc đặt tượng Chúa Chịu Nạn trên bàn thờ Công Giáo có bắt buộc không?

Theo quy chế Tổng quát sách lễ Rôma có nói. Trên hoặc gần bàn thờ phải đặt Thánh Giá có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh cho dân tập họp nhìn thấy rõ. Nên đặt cây Thánh Giá ở gần bàn thờ, ngay cả khi không cử hành phụng vụ. Việc này giúp các tín hữu nhớ đến cuộc thương khó của Chúa Giesu. Nhớ đến Ngài đã hi sinh thân mình để cứu chuộc nhân loại.

Từ đó, tại bất cứ nơi cử hành phụng vụ nào cũng cần có tượng Chúa Chịu Nạn. Bàn thờ Chúa trong gia đình cũng thế. Thông thường người Công Giáo sẽ đặt Chúa Chịu Nạn ở chính giữa, hai bên là Đức Mẹ Maria, Thánh cả Giuse hoặc Thánh Bổn mạng của thành viên trong gia đình. Tham khảo bài viết Cách sắp xếp tượng trên bàn thờ Chúa để biết thêm chi tiết.

Ý nghĩa tượng Chúa Chịu Nạn trên bàn thờ Công Giáo

Ý nghĩa đầu tiên của tượng Chúa Chịu Nạn là để nhắc nhở các tín hữu nhớ đến cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Người đã chịu nạn, đã chịu chết trên cây thập giá để cứu độ nhân loại. Người đã thực sự sống lại từ cõi chết, đã quay lại nước trời. Những điều đó chỉ thực hiện được sau khi chịu chết trên cây Thập Giá. Nói một cách dễ hiểu, sẽ không có phục sinh nếu như không đóng đinh trên Thập Giá.

Hình ảnh Chúa Chịu Nạn cho thấy rõ hơn tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Cũng nhắc nhở về những khổ đau mà Ngài đã chịu vì chúng ta. Đặt tượng Chúa Chịu Nạn trên bàn thờ Công Giáo, mỗi người Tín hữu luôn được nhắc nhở phải vác thập giá của mình mà đi theo Chúa Giêsu.

Thực tế trong đời sống của người Kitô hữu không thiếu những vật lộn, chiến đấu. Tượng Chúa Chịu Nạn nhắc nhở chúng ta việc Người cũng đã chịu khổ nạn. Việc hiến tế của Người là để nhắc nhở để được vào nước trời thì cần vượt qua tôi luyện của những khổ đau nơi trần thế.

Có thể bạn quan tâm: Các mẫu bàn thờ Chúa đẹp nhất

Các mẫu tượng Chúa Chịu Nạn đẹp trên bàn thờ Công Giáo

Mỗi gia đình đều có ít nhất một bàn thờ Chúa. Vì thế nhu cầu chuộc tượng Thánh Giá rất cao. Các mẫu tượng Chúa Chịu Nạn cũng đa dạng chất liệu, kiểu dáng và kích thước. Bà con Giáo dân có thể dựa vào nhu cầu của gia đình mà chọn mẫu tượng phù hợp.

tuong-chua-chiu-nan-chua-chuoc-toi-3cm-thanh-gia-55cm-go-pomu 1
Tượng Chúa Chịu Nạn bằng gỗ đầu đủ các kích thước

 

tuong-chua-chiu-nan-50cm-thanh-gia-80cm-go-vang-tam-phan-mau 1
Tượng Chúa Chuộc tội bằng gỗ sơn dầu

 

tuong-chua-chiu-nan-thanh-gia-tuong-chua-giuesu-40cm-composite-thanh-gia-70cm-go 1
Tượng Chúa Chịu Nạn bằng composite, Thánh Giá bằng gỗ

 

tuong-chua-chiu-nan-thanh-gia-chua-gie-su-40cm 1
Tượng Thánh Giá theo phong cách nghệ thuật

Xem thêm: Các mẫu tượng Thánh Giá đẹp

Tuongthoconggiao.com là địa chỉ mua tượng Chúa Chịu Nạn uy tín được nhiều bà con Giáo dân tin tưởng. Quý khách cần mua bất cứ sản phẩm nào như: tượng thờ, tòa thờ, kệ thờ, bàn thờ,…nếu, chén Lễ,.. có thể liên hệ với chúng tôi. Mọi sản phẩm đều được chế tác thủ công và cẩn thận đến từng chi tiết. Là người Công giáo, chúng tôi mong công việc của mình có thể góp phần mang Chúa đến mọi nơi.

Quý khách quan tâm xin liên hệ để chúng tôi tư vấn:

Hotline: 0945 776 628

Zalo: 0945 776 628

Facebook: Tuongthoconggiao.com

Website: http://tuongthoconggiao.com/

Youtube: https://youtube.com/@tuongthoconggiao

Email: Tuongthoconggiao@gmail.com

 

Contact Me on Zalo
0945776628