Có được đặt tượng Chúa Phục Sinh trên cây Thánh Giá hay không?

Hiện nay có một số nhà thờ hoặc trong gia đình Giáo dân đặt tượng Chúa Phục Sinh trên cây Thập giá thay cho tượng Chúa Chịu Nạn. Tại sao lại có việc này? Việc đặt tượng Phục Sinh trên cây Thánh Giá có được chấp nhận hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.

Tượng Chúa Phục Sinh đặt trên cây Thánh có ý nghĩa gì?

Tượng Chúa Phục Sinh phù điêu 50cm composite
Phù điêu Phục Sinh 50cm composite

Việc đặt tượng Chúa Phục Sinh trên cây thánh giá có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người Kitô hữu. Cây thánh giá đại diện cho cái chết của Chúa Giêsu, trong khi Chúa Phục Sinh đại diện cho sự sống lại của Ngài. Việc kết hợp giữa cây thánh giá và tượng Phục Sinh như thế có ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn tụ giữa cái chết và sự sống lại.

Theo giáo lý Công giáo, cây thánh giá là biểu tượng của sự cứu rỗi, và cũng là biểu tượng của tình yêu Chúa Giêsu dành cho nhân loại, khi Ngài đã hy sinh cuộc đời mình để rửa tội cho những tội lỗi của chúng ta. Việc đặt hình ảnh Chúa Phục Sinh trên cây Thánh giá tượng trưng cho việc Chúa Giêsu đã vượt qua cái chết và sống lại, cũng như mở ra con đường cứu rỗi cho chúng ta.

Ngoài ra, hình ảnh Chúa giang tay ra cũng mang hàm ý cầu nguyện. Vì vậy mà nhiều người nghệ nhân đã trình bày hình ảnh Chúa Giêsu trong phẩm phục Thượng tế trên cây Thập giá. Ngài không chỉ hiến dâng một lần trên thập giá, mà vẫn tiếp tục chuyển cầu cho chúng ta.

Đặt tượng Chúa Phục Sinh trên cây Thánh Giá có đúng không?

Chính bản thân cây Thập giá đã mang ý nghĩa là dấu hiệu của sự chiến thắng tội lỗi, là nguồn sống và vinh quang của phục sinh. Xét về khía cạnh thần học của Tháp giá, thánh Gioan đã đồng hóa việc Chúa Giêsu bị treo trên cây Thập giá với việc tôn vinh. Việc treo lên đồng nghĩa với cất nhắc lên. Vì vậy, Thập giá không hẳn chỉ là biểu tượng của đau khổ mà cũng là biểu tượng của vinh quang. Không có chịu khổ hình trên thập giá thì sẽ không có phục sinh.

Xét về khía cạnh thần học Thánh lễ, chúng ta hãy nhớ rằng, Thánh lễ không chỉ tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu nạn mà còn tưởng niệm cả việc Người sống lại nữa. Vì vậy, nếu xét dưới khía cạnh Thần học thì việc đặt tượng Chúa Chịu Nạn hay tượng Phục Sinh đều đúng cả.

Trên bàn thờ có được thay thế tượng Chúa Phục Sinh trên Thập giá thay cho tượng Chúa Chịu Nạn?

Công đồng Trentô đã nhấn mạnh: Thánh lễ là hy tế của Chúa Kito, do Người dâng lên bàn thờ. Việc cử hành Thánh lễ  là việc Giáo hội thi hành lệnh truyền của Chúa: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Vì vậy, để thể hiện đức tin và ý nghĩa hy tế của Thánh lễ, Giáo hội yêu cầu phải có Thánh Giá mỗi khi cử hành Thánh lễ.

Thêm vào đó, theo quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma 2000, bắt buộc phải có tượng Chúa Chịu Nạn trên cây Thánh Giá khi cử hành Thánh lễ. Thánh Giá này có thể đặt ở gần hoặc trên bàn thờ, nhưng phải chắc chắn mọi người đều có thể nhìn thấy. Không chỉ lúc cử hành Thánh lễ, mà mọi lúc để nhắc nhở các Kitô hữu về cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Kito.

Như vậy, việc đặt tượng Phục Sinh thay cho tượng Chúa Chịu Nạn trên cây Thánh giá là được phép. Tuy nhiên đặt trên bàn thờ cử hành Thánh lễ lại là không đúng.

Vấn đề đặt ra khi các nhà thờ đang có tượng Thánh Giá với tượng Chúa Phục Sinh

Theo quy định mới này, nhiều nhà thờ không biết làm thế nào với tượng Chúa Kitô Phục Sinh. Thực tế thì quy định này không bắt buộc phải bỏ hoàn toàn tượng ảnh Phục Sinh đang có. Bởi quy định mới chỉ làm rõ giá trị hy tế của Thánh lễ chứ không hề phủ nhận chiều kích Phục sinh trong hy tế của Chúa Giêsu.

Để vừa làm đúng các quy định của Giáo hội lại không lãng phí nhiều tượng Phục Sinh đang có trong Nhà thờ, chúng ta có thể vẫn giữ lại ảnh Chúa Phục Sinh nơi cung Thánh. Tuy nhiên đặt thêm một Thánh Giá đi đùng tượng Chúa Chịu Nạn trên hoặc cạnh bàn thờ. Để tránh tình trạng có hai Thập giá trong cùng một cử hành, có thể cất Thánh giá phía sau tượng Phục Sinh, chỉ để lại Thánh Giá có tượng Chúa Chịu Nạn. Như vậy, trên cung thánh sẽ có tượng Chúa Chịu Nạn và tượng Phục Sinh, nhưng chỉ có một Thánh giá duy nhất.

Tượng Chúa Phục Sinh phù điêu 50cm composite
Phù điêu Chúa Phục Sinh đặt trên cây Thánh Giá

Cách làm này sẽ vừa đáp ứng quy định mới, lại phù hợp với truyền thống sắp đặt các ảnh tượng trong nhà Thờ vì:

        Tượng Phục Sinh không bị coi là thay thế Chúa Chịu Nạn, vì không có Thánh giá đi kèm. Trong khi đó trên bàn thờ vẫn có Thánh giá treo cùng Chúa Chịu Nạn theo đúng quy định.

        Tượng Phục Sinh không có Thập giá phía sau, vừa diễn tả được ý nghĩa của màu nhiệm Phục Sinh, lại được hiểu là cách trang trí trong nhà thờ, giống như đặt tượng Đức Mẹ, Thánh Bổn mạng ngay chính giữa Cung Thánh. Ngay khi cả việc những tượng ảnh này được đặt phía trên Thánh Giá có tượng Chúa Chịu Nạn thì cách sắp xếp này vẫn hợp lý. Vì nó diễn tả lòng tôn kính đặc biệt với các Ngài vì các Ngài có tầm quan trọng đặc biệt với cộng đoàn hay giáo xứ.

Bàn thờ Công Giáo trong gia đình có được đặt tượng Chúa Phục Sinh trên Thập giá hay không?

ban-tho-thien-chua-ke-bay-tay-cach-dieu-tuong-go-chua-phuc-sinh 1
Bàn thờ Công Giáo trong gia đình đặt tượng ảnh Chúa Phục Sinh

Nhiều gia đình muốn đặt tượng tượng Phục Sinh trên Thập giá vì ý nghĩa riêng. Điều này hoàn toàn được phép. Theo quy định mới áp dụng với bàn thờ có cử hành Thánh Lễ, tức là bàn thờ trong các Nhà thờ, nhà nguyện mà không phải bàn thờ tư gia. Vì vậy các gia đình hoàn toàn yên tâm khi đặt tượng ảnh Chúa Phục Sinh cùng cây Thánh Giá trên bàn thờ Chúa phòng khách của gia đình mình nhé.

Trên đây là một số thông tin về việc đặt tượng Chúa Phục Sinh trên cây Thập giá. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ý nghĩa của việc này. Chúc các bạn độc giả và gia đình mạnh khỏe và bình an trong Chúa và Mẹ Maria.

Có thể bạn quan tâm:

Contact Me on Zalo
0945776628